Ngày mới với tin tức sức khỏe: Viagra có tác dụng gì với phụ nữ?
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.Đồ Sơn sắp khai thác bãi tắm công cộng Vụng Hương
Đây là bước tiến đột phá tiếp theo của VIB trong việc kết nối tài chính, nghệ thuật và công chúng.Quảng trường Thời Đại, New York: Giao lộ Tài chính - Văn hóa - Nghệ thuật của thế giớiQuảng Trường Thời Đại, nơi được mệnh danh là "Giao lộ thế giới", là điểm giao thoa của văn hóa toàn cầu và là nơi hội tụ của các thương hiệu hàng đầu thế giới. Với tần suất hàng triệu lượt người qua lại mỗi ngày, nơi đây trở thành nền tảng lý tưởng để tôn vinh và lan tỏa những giá trị tài chính, văn hóa, nghệ thuật một cách sống động và đầy cảm hứng.Là bộ quà tặng phiên bản giới hạn dành riêng cho khách hàng tiền gửi của VIB, sự xuất hiện tại Quảng Trường Thời Đại của "Trăm sông về biển lớn" cùng hình ảnh thương hiệu ngân hàng mang nhiều ý nghĩa. Cụ thể, thông qua bộ tặng phẩm, văn hóa Việt Nam được giới thiệu đến bạn bè thế giới, truyền thống sum vầy được tôn vinh với hình ảnh hội tụ của những dòng sông về biển lớn. Bên cạnh đó, vị thế VIB được khẳng định - là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, tiên phong trong sáng tạo và đổi mới trải nghiệm khách hàng. Đồng thời, ghi dấu ngành ngân hàng Việt Nam, không dừng lại ở những con số hay giao dịch, mà còn mở ra hành trình chạm đến cảm xúc và tạo giá trị bền vững.Là ngân hàng bán lẻ Top đầu Việt Nam, VIB đã tạo nên nhiều dấu ấn với chiến lược hướng đến trải nghiệm người dùng. Từ việc tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại đến sự sáng tạo dựa trên thấu hiểu nhu cầu khách hàng, VIB luôn đi đầu trong việc mang đến những trải nghiệm khác biệt và độc đáo.Thấu hiểu đích đến cuối cùng của người Việt đối với các hoạt động gửi tiền là vun vén những điều tốt đẹp, vững chắc cho gia đình cũng như mong muốn được sum vầy cùng người thân ngày Tết. Từ những giá trị đó, VIB tìm thấy điểm chạm với nghệ sĩ thị giác Bùi Công Khánh, gốm sứ Minh Long, ba bên đã cùng kết hợp, tạo nên bộ tác phẩm "Trăm sông về biển lớn", mang nghệ thuật đương đại cùng câu chuyện về sự gắn kết, khát vọng hội nhập mạnh mẽ đến gần với khách hàng tiền gửi của VIB nói riêng và công chúng nói chung.Sở hữu nhiều tác phẩm tạo tiếng vang quốc tế từ những năm 90, Bùi Công Khánh được biết đến như một trong những người Việt tiên phong cho trường phái nghệ thuật ý niệm (conceptual art). Ông dành nhiều tâm sức nghiên cứu, đưa các giá trị lịch sử, văn hóa và xã hội vào tác phẩm để tạo dấu ấn.Với bộ tác phẩm "Trăm sông về biển lớn", nghệ thuật được thể hiện trên từng chén cơm, chiếc dĩa… nơi chúng ta ngồi cùng người thân, bạn bè thưởng thức những món ăn ngon, trò chuyện về các chủ đề cuộc sống, thắt chặt hơn tình cảm, sum vầy… Bộ tác phẩm không chỉ là món quà tri ân khách hàng tiền gửi tại VIB, qua hình ảnh dòng sông hội tụ về biển lớn, tác phẩm truyền tải thông điệp sâu sắc về sự đoàn viên, tình thân và giá trị kết nối bền vững.Hình ảnh bộ sưu tập "Trăm sông về biển lớn" xuất hiện trên billboard Nasdaq - nơi hội tụ của các thương hiệu toàn cầu - đã minh chứng cho sự sáng tạo vượt biên giới của VIB. Đây không chỉ là lời cam kết mang lại giá trị khác biệt cho khách hàng mà còn là cách VIB tôn vinh văn hóa và nghệ thuật đương đại Việt Nam.Sự hiện diện của VIB tại Quảng Trường Thời Đại đã minh chứng rằng dịch vụ tài chính không chỉ là những con số, mà còn là hành trình tạo nên cảm xúc và truyền tải thông điệp ý nghĩa. Ngân hàng giờ đây trở thành cầu nối giữa tài chính, nghệ thuật và công chúng, làm phong phú thêm trải nghiệm khách hàng.Tại "Giao lộ thế giới", VIB đã mở ra một chương mới trong lĩnh vực ngân hàng khi kết hợp nghệ thuật để truyền cảm hứng. Từ các sản phẩm tài chính, VIB đã chuyển hóa thành những tác phẩm nghệ thuật ý niệm độc đáo, đưa văn hóa Việt Nam vượt qua biên giới quốc gia.Từ tháng 12 đến 28.2.2025, VIB tặng khách hàng bộ tác phẩm "Trăm sông về biển lớn" với ba bộ: "Xuôi dòng", "Tụ hội" và "Sum vầy"."Xuôi dòng" tặng khách có tiền gửi từ 300 triệu đồng đến dưới 2 tỉ đồng, hoặc số dư bình quân tài khoản thanh toán (tài khoản thanh toán) từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỉ đồng. "Tụ hội" dành cho người gửi từ 2 đến dưới 5 tỉ đồng, hoặc số dư tài khoản thanh toán từ 1 đến dưới 2,5 tỉ đồng. Với số tiền gửi từ 5 tỉ đồng hoặc số dư tài khoản thanh toán từ 2,5 tỉ đồng trở lên, người gửi sẽ được tặng tác phẩm "Sum vầy".Chi tiết xem tại đây
Tuyển sinh chương trình ngoại ngữ ở lớp 1, 6, 10 tại TP.HCM trong năm học mới
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: Trong 24 giờ qua (từ 5 giờ ngày 23.2 đến 5 giờ ngày 24.2 ), khu vực gồm Đà Nẵng, Phú Yên và Đắk Lắk đã có mưa to đến rất to. Đặc biệt một số nơi như: Bà Nà (Đà Nẵng) lượng mưa lên đến 377 mm, Sông Hinh (Phú Yên) 331 mm, Ea Mdoan (Đắk Lắk) 241 mm…Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh thành trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.Trong thời gian tiếp theo, khu vực các địa phương kể trên tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 10 - 30 mm, có nơi trên 60 mm.Cảnh báo trong 6 giờ tới, nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Hòa Vang (Đà Nẵng); Phú Yên gồm các địa phương Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơn Hòa, Sông Hinh, Tây Hòà, TP.Tuy Hòa, Tuy An, TX.Đông Hòa, TX. Sông Cầu; Đắk Lắk có Ea Kar, Krông Bông, M'Đrăk.Cơ quan này cũng cảnh báo, tác động của lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện giao thông; phá húy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế xã hội. Kiến nghị các cơ quan chức năng tại địa phương lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 22.2.2024
Nhờ sự phối hợp chặt chẽ, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội đã điều trị thành công, giúp hàng nghìn phụ nữ hiện thực hóa giấc mơ làm mẹ.20 giờ thứ ba, ngày 4.3.2025 các chuyên gia trong lĩnh vực IVF và Sản Phụ khoa: ThS.BS Nguyễn Lệ Thủy, BS Nguyễn Huy Hoàng, BS Dương Việt Bắc sẽ chia sẻ những kỹ thuật điều trị vô sinh nữ mới bậc nhất hiện nay và những lưu ý khi mang thai IVF.Chương trình được phát sóng trên Website: thanhnien.vn, tamanhhospital.vn, vnvc.vn. Livestream trên các Fanpage: Báo Thanh Niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn; Youtube: Báo Thanh Niên, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC và Tiktok: Báo Thanh Niên cùng nhiều kênh truyền thông uy tín khác.Mời độc giả đón xem và đặt câu hỏi tại đây hoặc liên hệ hotline Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 024 3872 3872 - 0247 106 6858 (HN)/ 0287 102 6789 - 093 180 6858 (TP.HCM) để được tư vấn.